Hôi miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục hiệu quả

Hôi miệng

Hôi miệng là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cảm giác tự tin trong giao tiếp. Theo ước tính có khoảng 25% dân số thế giới gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hôi miệng thường liên quan đến vệ sinh răng miệng kém, tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hôi miệng, nguyên nhân gây ra cũng như cách khắc phục hiệu quả.

Hôi miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục hiệu quảHôi miệng

Hôi miệng là gì?

Hôi miệng, theo y học gọi là chứng hôi miệng, thường xảy ra do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt hoặc có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe khác. Chứng hôi miệng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của người mắc, từ việc giao tiếp đến tự tin trong các tình huống xã hội.

Theo thống kê, cứ 4 người thì có 1 người gặp phải hôi miệng. Cách tốt nhất để cải thiện tình trạng này là đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, các biện pháp đơn giản tại nhà và thay đổi lối sống như cải thiện vệ sinh răng miệng hoặc bỏ thuốc lá có thể làm tình trạng này trở nên tốt hơn.

Nguyên nhân gây hôi miệng

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng hôi miệng là sự giải phóng các hợp chất Sulphur bay hơi. Hợp chất này thường được tạo ra bởi vi khuẩn kỵ khí phân giải protein Gram âm. Vi khuẩn này tồn tại ở những vùng kín đáo của miệng, bao gồm các túi nha chu, bề mặt lưỡi, khe giữa răng và các răng sâu. Các nguyên nhân dẫn đến bay hơi Sulphur và gây hôi miệng phổ biến bao gồm:

1. Thực phẩm và đồ uống

Những thực phẩm và đồ uống có thể gây bệnh hôi miệng. Thực phẩm được hấp thụ và vào máu sẽ di chuyển đến phổi, ảnh hưởng đến không khí khi thở ra. Đánh răng hoặc sử dụng nước súc miệng có thể cải thiện mùi hôi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, triệu chứng hôi miệng sẽ tiếp tục kéo dài cho đến khi thực phẩm đã được tiêu hóa hết.

Hôi miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục hiệu quảNguyên nhân gây hôi miệng

Một số thực phẩm gây hôi miệng phổ biến bao gồm:

  • Hành
  • Tỏi
  • Phô mai
  • Nước cam hoặc soda
  • Rượu
  • Một số loại gia vị

2. Tình trạng khô miệng

Nước bọt tự nhiên có thể làm sạch răng, miệng. Do đó, nếu thiếu nước bọt để làm sạch miệng, miệng có thể bị hôi. Khô miệng có thể là do thiếu lượng chất lỏng đi vào cơ thể hoặc là do tình trạng bệnh lý gây ra.

3. Vệ sinh răng miệng kém

Nếu không làm sạch hoàn toàn răng, nước và lưỡi mỗi ngày, có thể dẫn đến hôi miệng. Hôi miệng có thể phát sinh từ những mẫu thức ăn thừa và sự phát triển của vi khuẩn trong miệng.

Ngoài ra, vệ sinh răng miệng kém có thể dẫn đến viêm nướu và gây hôi miệng.

4. Thuốc

Một số loại thuốc có thể làm giảm lượng nước bọt và làm tăng mùi hôi trong miệng. Một số loại thuốc khác có thể tạo ra mùi khi thuốc được tiêu hóa và giải phóng các hóa chất thông qua hơi thở.

Các loại thuốc có thể gây hôi miệng phổ biến bao gồm Nitrat (được sử dụng để điều trị đau thắt ngực), hóa chất hóa trị và thuốc an thần (phổ biến là Phenothiazin).

Những người dùng vitamin bổ sung với liều lượng lớn mỗi ngày cũng có thể dẫn đến chứng hôi miệng.

Hôi miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục hiệu quảTriệu chứng hôi miệng

5. Một số lý do khác

Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc chứng hôi miệng bao gồm:

  • Thuốc lá: Các loại thuốc lá khác nhau có thể dẫn đến mùi hôi khác nhau trong miệng. Ngoài ra, hút thuốc thường xuyên cũng làm tăng khả năng mắc bệnh nướu và dẫn đến hôi miệng.
  • Chế độ ăn kiêng: Chế độ ăn kiêng và ăn ít Carbohydrate có thể dẫn đến sự phân hủy chất béo và tăng sản xuất hóa chất, có tên gọi là Ketone. Hóa chất Ketone có mùi hôi đặc trưng và dẫn đến hôi miệng.
  • Bệnh lý viêm miệng, mũi và cổ họng: Đôi khi, vi khuẩn hoặc polyp có thể hình thành trên Amidan và gây ra tình trạng hôi miệng. Ngoài ra, nhiễm trùng hoặc viêm ở mũi, họng hoặc xoang cũng có thể gây ra chứng hôi miệng.
  • Có vật lạ trong miệng: Hôi miệng có thể có mùi nếu có một vật lạ nằm trong khoang miệng, đặc biệt là ở trẻ em.

Hôi miệng là bệnh gì?

Nguyên nhân phổ biến nhất cho chứng hôi miệng là vệ sinh răng miệng kém. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể là dấu hiệu cho một số bệnh lý trong cơ thể, bao gồm:

  • Ketoacidosis ở bệnh nhân tiểu đường type 2: Nồng độ Insulin của một người mắc bệnh tiểu đường rất thấp, cơ thể người bệnh không thể sử dụng đường và bắt đầu sử dụng các chất béo khác để thay thế. Khi chất béo này bị phá vỡ, Ketone được sản xuất và tích tụ. Ketone có thể gây ngộ độc với nồng độ lớn và tạo ra mùi hôi miệng khó chịu. Ketoacidosis là một tình trạng nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: có thể gây hôi miệng do trào ngược axit dạ dày thường xuyên.
  • Tắc ruột: Hôi miệng có thể xảy ra mùi như mùi phân nếu người bệnh bị tắc ruột hoặc bị nôn kéo dài.
  • Giãn phế quản: Đây là tình trạng mãn tính, phế quản trở nên rộng hơn bình thường, dẫn đến tích tụ các chất nhầy và gây hôi miệng.
  • Viêm phổi: Sưng, nhiễm trùng trong phổi hoặc phế quản có thể dẫn đến hôi miệng có mùi.

Một số bệnh lý nguy hiểm khác có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng có mùi như:

  • Bệnh ung thư
  • Suy gan
  • Các bệnh chuyển hóa khác

Chẩn đoán

Thông thường, nha sĩ sẽ chỉ đơn giản là ngửi hôi miệng của người bệnh và đánh giá tình trạng bệnh lý. Đôi khi, nha sĩ có thể cạo lưỡi và người có thể kiểm tra nguyên nhân gây hôi miệng.

Cách trị hôi miệng triệt để

Phương pháp tốt nhất để chữa hôi miệng là vệ sinh răng miệng tốt. Điều này cũng giúp người bệnh tránh sâu răng và giảm khả năng mắc các bệnh lý nếu, răng miệng. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu hôi miệng, hãy đến nha sĩ để kiểm tra và làm sạch răng, miệng.

Hôi miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục hiệu quảCách chữa bệnh hôi miệng

Nha sĩ có thể đề nghị sử dụng các loại kem đánh răng chứa chất kháng khuẩn hoặc nước súc miệng kháng khuẩn để cải thiện tình trạng hôi miệng. Ngoài ra, nếu có bệnh về nướu, có thể người bệnh cần tiến hành vệ sinh, điều trị để loại bỏ sự tích tụ vi khuẩn ở nướu và răng.

Đôi khi, nếu nghi ngờ hôi miệng do viêm Amidan hoặc viêm xoang, người bệnh sẽ được yêu cầu đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan sẽ cải thiện được tình trạng hôi miệng.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Vệ sinh răng miệng là cách tốt nhất để điều trị vấn đề hôi miệng. Ngoài ra, thay đổi lối sống và áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng hôi miệng. Một số biện pháp bao gồm:

  • Đánh răng: Hãy nhớ đánh răng ít nhất hai lần một ngày, tốt nhất là đánh răng sau mỗi bữa ăn.
  • Sử dụng chỉ nha khoa: Đánh răng chỉ làm sạch khoảng 60% bề mặt của răng. Trong khi sử dụng chỉ nha khoa có thể làm giảm sự tích tụ của các hạt thức ăn và mảng bám giữa răng.
  • Làm sạch lưỡi: Lưỡi thường xuyên tích tụ vi khuẩn và thức ăn thừa, do đó nên làm sạch hàng ngày theo hướng dẫn của nha sĩ. Điều này có thể ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ và đưa trở lại vào miệng. Thay bàn chải đánh răng cũ sau 2 đến 3 tháng.
  • Tránh khô miệng: Uống đủ nước, không uống rượu và hút thuốc lá để tránh làm mất nước trong miệng. Nếu tình trạng khô miệng kéo dài, nên đến gặp bác sĩ để điều trị đúng phương pháp.
  • Chế độ ăn uống: Tránh hành, tỏi và thực phẩm có đường cũng có thể dẫn đến hôi miệng, do đó hạn chế thực phẩm ngọt.

Nếu mùi hôi miệng vẫn tồn tại sau khi áp dụng các biện pháp cải thiện, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra thêm để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý khác. Hôi miệng là một vấn đề phổ biến nhưng thường không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc gây khó chịu hãy đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *