Hôi miệng sau khi sinh không phải là tình trạng hiếm gặp mà xảy ra chủ yếu do thói quen vệ sinh răng miệng kém, chế độ ăn uống không hợp lý hoặc chịu ảnh hưởng từ hệ miễn dịch yếu kém sau sinh. Hôi miệng không chỉ gây khó chịu mà còn khiến mẹ bỉm sữa cảm thấy tự ti, ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin trong giao tiếp. Vậy, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây hôi miệng cũng như cách chữa trị hiệu quả cho các mẹ sau sinh.
Hôi miệng sau khi sinh
Nguyên nhân gây hôi miệng sau khi sinh
Hôi miệng là tình trạng phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, trong đó có cả phụ nữ sau sinh. Theo các chuyên gia, mùi hôi miệng thực chất là tổng hợp của các chất lưu huỳnh dễ bay hơi (VSC – Volatile Sulfide Compounds). Trong đó, ba chất chính gây ra hôi miệng là hydrogen sulfide (H2S – mùi hôi trứng thối), methyl mercaptan (CH3SH – chất có mặt trong khí) và dimethyl sulfide (CH3SCH3).
Hệ miễn dịch của phụ nữ sau sinh còn rất yếu, hệ thống dịch kém chưa phục hồi lại như bình thường. Do đó, trong giai đoạn này mẹ bỉm sữa rất dễ mắc bệnh và một trong số đó phải kể đến tình trạng hôi miệng dai dẳng. Hôi miệng sau khi sinh mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ, nhưng nó lại là nguyên nhân khiến mẹ tự ti về bản thân, buồn bã và stress. Từ đó kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe, cảm giác mệt mỏi từ việc chăm sóc con.
Chính vì vậy, mẹ cần tìm hiểu cách chữa trị hôi miệng hiệu quả. Tuy nhiên, trước tiên mẹ cần nắm rõ một số nguyên nhân gây hôi miệng sau sinh là gì? Có thể kể đến một vài lý do sau:
Hôi miệng sau khi sinh
-
Rối loạn nội tiết tố: Sau sinh, nồng độ hormone estrogen và progestin trong cơ thể chị em tăng cao đột ngột, không ổn định. Lúc này răng miệng cũng là một trong những bộ phận chịu sự ảnh hưởng tiêu cực, trở nên nhạy cảm, đau nhức hơn và chảy máu. Từ đó tạo môi trường khoang miệng thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, phát sinh nhiều khí sulfur gây hôi miệng.
-
Vệ sinh kém: Chị em phụ nữ sau sinh luôn trong tình trạng “đầu tắc mặt tối” chăm sóc con nhỏ. Đôi khi vì quá bận rộn nên khiến chị em quên đi việc phải vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không kỹ lưỡng. Điều này khiến các mảng bám thức ăn còn đọng lại trên răng, mặc cho các vi khuẩn lên men, tạo thành mùi hôi.
-
Mắc các bệnh lý răng miệng: Việc mắc các bệnh lý nha khoa trong giai đoạn thai kỳ nhưng chưa được điều trị dứt điểm, kéo dài đến sau khi sinh cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị hôi miệng sau sinh.
-
Thói quen ăn uống kém lành mạnh: Mẹ sau sinh thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống có đậm mùi như hành, tỏi, cà phê, rượu bia… sẽ dễ tạo ra mùi hôi miệng khó chịu. Vì thế đây đều là những loại thực phẩm chứa nhiều lưu huỳnh, kết hợp với vi khuẩn trong khoang miệng tạo thành một lượng khí lớn có mùi hôi.
-
Một số nguyên nhân khác: Tình trạng hôi miệng sau sinh cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như tác dụng phụ của thuốc, nhiễm nấm Candida, thói quen uống ít nước, trào ngược dạ dày sau sinh…
Cách xử lý mùi hôi miệng cho mẹ sau sinh hiệu quả, an toàn
Hôi miệng sau khi sinh hoàn toàn có thể được chữa trị dứt điểm nếu mẹ kiên trì áp dụng các biện pháp điều trị sau đây:
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Giữ vệ sinh răng miệng đúng cách được xem là giải pháp chủ chốt trong điều trị hôi miệng. Vì hầu hết chị em phụ nữ sau sinh đều bị đảo lộn thời gian sinh hoạt do ảnh hưởng từ việc chăm sóc em bé. Điều này vô tình khiến chị em khó vệ sinh răng miệng đúng, đúng cách, đánh răng qua loa, không súc miệng hoặc lúc nhớ lúc quên khiến mùi hôi miệng ngày càng nặng nề.
Hôi miệng sau khi sinh
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp loại bỏ mảng bám và làm sạch vi khuẩn, đánh bay mùi hôi miệng sau sinh khó chịu. Mẹ cần lưu ý một vài điều quan trọng sau:
- Đánh răng 2 – 3 lần/ngày.
- Chải răng đúng kỹ thuật, chải theo chiều dọc để lấy các mảng bám thức ăn thức đọng lại trên răng, chải nhẹ nhàng và không quá 3 phút.
- Thay bàn chải định kỳ 2 – 3 tháng/lần, ưu tiên chọn bàn chải mềm, có lông mảnh để làm sạch kỹ mà không làm tổn thương nướu răng.
- Kết hợp sử dụng nước súc miệng trị hôi miệng hoặc nước muối sinh lý để làm sạch hoàn toàn. Nên chọn những loại nước súc miệng có chứa thành phần kháng khuẩn và mùi hương dễ chịu như bạc hà, định hương… để khử mùi hôi miệng, đem lại hơi thở thơm mát, dễ chịu.
2. Áp dụng các mẹo dân gian giảm hôi miệng tại nhà
Bên cạnh việc vệ sinh sạch khoang miệng để ngăn chặn mùi hôi phát sinh, mẹ bỉm sữa cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian sử dụng dược liệu tự nhiên để đánh bật mùi hôi miệng khó chịu. Ưu điểm của phương pháp này là đem lại hiệu quả rõ rệt ngay sau khi sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí.
Dưới đây là một số mẹo dân gian đơn giản mà mẹ có thể áp dụng:
Lá bạc hà
Trong lá bạc hà chứa một số hoạt chất có tính sát khuẩn hiệu quả không kém so với nước muối. Không những vậy, tinh dầu bạc hà có mùi thơm mát, cải thiện rất tốt mùi hôi và giữ hơi thở của bạn luôn sạch sẽ. Vì vậy, dùng bạc hà chữa hôi miệng sau sinh cũng là một cách rất tốt mẹ không nên bỏ qua.
Cách thực hiện: Mẹ có thể nhai trực tiếp lá bạc hà tươi hoặc xay nhuyễn lấy nước cốt, hòa với muối cùng nước ấm để súc miệng nhiều lần trong ngày.
Dùng nước muối
Súc miệng bằng nước muối là một trong những cách làm giảm hôi miệng sau sinh cực kỳ hiệu quả. Bởi đặc tính của muối chính là sát trùng, kháng khuẩn mạnh tự nhiên. Do đó, mẹ có thể tự pha loãng nước muối để súc miệng thường xuyên giúp đánh bay mùi hôi và cải thiện mùi hơi thở.
Cách thực hiện: Pha nước muối vào ly nước ấm theo tỷ lệ 1:3. Khuấy cho muối hòa tan và dùng để ngậm và súc nhiều lần.
Chanh
Chanh được biết đến là loại quả có chứa hàm lượng axit và vitamin C cao nên giúp khử mùi hôi miệng hiệu quả. Đặc biệt, chanh còn là loại quả mát và sạch sẽ, vô cùng an toàn cho sức khỏe của mẹ sau sinh.
Cách thực hiện:
- Nếu dùng vỏ mẹ rửa sạch, cắt nhỏ và nhai kỹ cho đến khi ra nước rồi nhả bã. Thực hiện vài lần cho đến khi cảm nhận được khoang miệng trở nên mát hơn.
- Nếu dùng nước cốt chanh thì vắt khoảng 1/2 quả chanh vào ly nước ấm cùng với vài hạt muối. Dùng nước này súc miệng 3 – 4 lần/tuần để đạt kết quả tốt nhất.
Baking soda
Dùng baking soda trị hôi miệng sau sinh cũng là mẹo dân gian hiệu quả, an toàn được nhiều người áp dụng.
Cách thực hiện: Trộn 1 thìa cafe bột baking soda, vắt chanh vào để hỗn hợp sền sệt. Sau đó dùng bàn chải nhúng vào hỗn hợp rồi đánh trực tiếp lên toàn hàm răng. Để yên 3 – 5 phút súc miệng lại với nước.
3. Thăm khám nha khoa khi cần thiết
Một số trường hợp mẹ bỉm có triệu chứng hôi miệng sau sinh có thể xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý, cụ thể là bệnh về răng miệng (sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng…) hoặc bệnh về tiêu hóa (trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày…). Với những trường hợp này bắt buộc mẹ phải thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Trong trường hợp phụ nữ sau sinh trong khoảng 3 tháng đầu, cơ thể chưa phục hồi hoàn toàn, thiếu hụt canxi… thì sẽ khó khăn trong việc thực hiện các biện pháp can thiệp nha khoa. Thay vào đó, tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà cần được chỉ định dùng thuốc trị hôi miệng (cần nhắc loại thuốc ít gây ảnh hưởng nhất đến sữa mẹ).
Biện pháp chăm sóc răng miệng giúp phòng tránh hôi miệng sau sinh
Hôi miệng không quá nguy hiểm nhưng lại là “nỗi niềm khó nói” ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của mẹ sau sinh. Do đó, để giúp tránh hôi miệng sau khi sinh tốt nhất mẹ nên thực hiện các biện pháp chăm sóc răng miệng sau đây:
Đánh răng thường xuyên
Đây là thói quen mà mẹ nên duy trì thực hiện ngay từ giai đoạn mang bầu cho đến sau khi sinh con để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng, trong đó có bệnh hôi miệng. Các chuyên gia nha khoa khuyên nên đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi ngả dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Ngoài ra, sau những bữa ăn chính hoặc ăn nhẹ nếu không muốn đánh răng, mẹ có thể dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch mảng bám thức ăn thừa, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hôi miệng.
Thường xuyên làm sạch lưỡi
Bề mặt lưỡi là nơi trú ngụ của rất nhiều loại vi khuẩn và gây ra mùi hôi khó chịu cho khoang miệng. Do đó, ngoài đánh răng thì vệ sinh lưỡi thường xuyên cũng là một trong những giải pháp quan trọng giúp điều trị hôi miệng sau sinh hiệu quả. Việc vệ sinh lưỡi có thể thực hiện bằng lưỡi bàn chải lông mềm, dùng cạo lưỡi giúp loại bỏ các mảng bám chứa vi khuẩn trên lưỡi, ngăn chặn nó sinh sôi phát triển.
Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh
Thói quen ăn uống hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến mùi khoang miệng. Do đó, đối với phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ sau sinh bị hôi miệng thì cách đơn giản nhất chính là thay đổi thực đơn và thói quen ăn uống hàng ngày. Cách này đặc biệt hiệu quả với những chị em thường xuyên sử dụng các loại đồ ăn, thức uống có mùi nồng đậm. Cụ thể như sau:
Hôi miệng sau khi sinh
- Tăng cường các loại trái cây giàu vitamin C, chất xơ giúp cải thiện mùi hôi miệng hiệu quả.
- Mẹ sau sinh cần kiêng sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều lưu huỳnh – nguyên nhân tạo ra mùi hôi như hành, tỏi, hành tây, các loại mắm, sốt nhiều gia vị… Vì sau quá trình chuyển hóa, mùi từ thực phẩm sẽ được giữ lại trong dạ dày và chuyển lên đường thở tạo ra mùi hôi khó chịu.
- Mẹ cũng cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà đặc, rượu bia… Vì các loại đồ uống này có khả năng làm giảm tiết nước bọt, gây khô miệng, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển sinh ra các bệnh về răng miệng, trong đó có tình trạng hôi miệng.
- Một số loại thực phẩm giàu protein và tinh bột cũng nên hạn chế sử dụng để giảm mùi hôi miệng sau khi sinh con. Không nên kiêng hoàn toàn vì đây là nhóm thực phẩm cần thiết cho sức khỏe của mẹ. Tốt nhất khi dùng thực phẩm này nên ăn kèm với nhiều rau xanh và súc miệng lại thật kỹ sau khi ăn.
Uống nhiều nước
Đây là một trong những thói quen chăm sóc răng miệng và phòng tránh hôi miệng sau sinh hiệu quả, đơn giản. Mỗi ngày mẹ chỉ cần bổ sung từ 2 – 2.5 lít nước, uống đều đặn thành nhiều lần để kích thích tuyến nước bọt hoạt động, giảm khô miệng, làm sạch khoang miệng, không còn vi khuẩn thì tình trạng hôi miệng cũng sẽ dần biến mất. Tốt nhất mẹ nên uống nước sau bữa ăn khoảng 15 phút, không nên uống trước và trong khi ăn vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa.
Kiểm soát stress
Căng thẳng, lo âu quá mức là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng sau khi sinh ít ai biết đến. Do đó, chỉ cần mẹ giảm bớt lo âu, stress và những vấn đề trong cuộc sống, công việc, gia đình… thì tình trạng hôi miệng cũng sẽ dần thuyên giảm và biến mất.
Hôi miệng sau khi sinh
Tránh stress, căng thẳng lo âu cũng là một cách hiệu quả giúp đẩy lùi tình trạng hôi miệng. Sức khỏe sau sinh của mẹ rất quan trọng, không chỉ giúp mẹ nhanh chóng hồi phục mà còn giúp con yêu khỏe mạnh, phát triển tốt. Mặc dù hôi miệng không gây tổn hại sức khỏe nhưng vẫn cần phải tập trung điều trị càng sớm càng tốt. Nếu hôi miệng dai dẳng không khỏi, khuyến khích mẹ nên chủ động thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp.