Đêm Ngủ Ra Mồ Hôi Là Bệnh Gì?

Bạn thường phải thức giấc giữa đêm vì quần áo, gối ướt đẫm mồ hôi dù ở trong phòng điều hòa hay trong mùa đông giá lạnh? Hãy thận trọng vì có khả năng bạn đã mắc phải một căn bệnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về căn bệnh này và cách điều trị khi bị đổ mồ hôi đêm.

8 căn bệnh thường gây đổ mồ hôi đêm

1. Rối loạn thần kinh thực vật

Chứng tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật là nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm phổ biến nhất. Hệ thần kinh thực vật chịu trách nhiệm điều hòa bài tiết mồ hôi, khi bị hưng phấn quá mức, sẽ làm kích thích cơ thể đổ mồ hôi nhiều, kèm theo cảm giác lo âu, căng thẳng, hồi hộp và tinh thần không ổn định.

2. Bệnh nội tiết

Đổ mồ hôi đêm có thể liên quan đến sự thay đổi hormone trong cơ thể do mắc các bệnh như cường giáp (tim đập nhanh, trống ngực, run, mắt lồi, sụt cân do thừa hormon tuyến giáp), tiểu đường (thiếu hormone insulin)…

3. Thời kỳ mãn kinh, mãn dục

Là tình trạng suy giảm nội tiết tố (estrogen, progesterone ở nữ giới hoặc testosterone ở nam giới) xảy ra ở những người từ 40 tuổi trở lên với biểu hiện là đổ mồ hôi đêm, giảm ham muốn, dễ cáu gắt. Đặc biệt ở phụ nữ còn xuất hiện cơn bốc hỏa, rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt, da khô nhăn…

4. Nhiễm trùng mạn tính

Nếu bạn thường xuyên bị sốt và đổ mồ hôi đêm nhiều, cần thận trọng với một số bệnh viêm nhiễm trùng mạn tính như HIV/AIDS, lao phổi, viêm tủy xương…

5. Ung thư

Đổ mồ hôi đêm có thể là triệu chứng ban đầu của ung thư, trong đó ung thư máu, hội chứng carcinoid, u lympho, ung thư hạch, u tủy thượng thận… là những loại ung thư phổ biến nhất. Triệu chứng thường đi kèm là mệt mỏi, sốt nhẹ, sụt cân…

6. Hạ đường huyết

Khi lượng đường trong máu giảm, hệ thần kinh sẽ nhận được tín hiệu kích thích tuyến mồ hôi bài tiết mạnh hơn. Những người nhịn ăn tối để giảm cân, đang dùng thuốc điều trị tiểu đường hoặc bị hạ đường huyết có thể gặp tình trạng đổ mồ hôi đêm.

7. Bệnh tim mạch

Đổ mồ hôi đêm có thể là dấu hiệu báo trước của nhồi máu cơ tim hoặc viêm cơ tim nếu kèm theo cơn đau thắt ngực, khó thở, trống ngực, mệt mỏi.

8. Thiếu canxi

Thiếu canxi thường hay bị đổ mồ hôi trộm ban đêm ở đầu, ngực, lưng… Tình trạng này có thể gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Đổ mồ hôi đêm có nguy hiểm không?

Đổ mồ hôi đêm không chỉ là triệu chứng của những bệnh nguy hiểm, mà việc cơ thể tiết quá nhiều mồ hôi còn trực tiếp gây ra những tác hại sau:

  • Mất ngủ: Cơ thể nhớp dính, quần áo, gối ẩm ướt mồ hôi khiến bạn chẳng thể ngủ ngon giấc. Nếu kéo dài lâu, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

  • Rối loạn điện giải: Đổ mồ hôi đêm nhiều làm mất nước và điện giải khỏi cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, choáng, mệt mỏi, kiệt sức vào buổi sáng. Một số trường hợp có thể bị tụt huyết áp, chuột rút.

  • Viêm đường hô hấp: Khi đổ mồ hôi nhiều, lỗ chân lông mở rộng sẽ làm thoát nhiệt ra bên ngoài và gây nhiễm lạnh cho cơ thể, dẫn đến các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản… Đặc biệt là trẻ nhỏ và người già.

Phương pháp điều trị đổ mồ hôi đêm

Điều trị nguyên nhân

Với mỗi nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm, sẽ có cách điều trị khác nhau. Khi các bệnh này được kiểm soát, mồ hôi cũng giảm đi. Dưới đây là những phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi đêm:

  • Do rối loạn thần kinh thực vật: Sử dụng một số thuốc ức chế thần kinh thực vật như thuốc chẹn beta, thuốc kháng cholinergic để giảm mồ hôi tạm thời.

  • Do nhiễm trùng: Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng vi rút để loại bỏ mầm bệnh khỏi cơ thể.

  • Do bệnh nội tiết: Dùng thuốc và liệu pháp hormone để điều chỉnh nồng độ hormone trong cơ thể về mức bình thường. Ví dụ, bệnh tiểu đường cần dùng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết.

  • Do thời kỳ mãn kinh, mãn dục: Sử dụng các sản phẩm bổ sung nội tiết tố estrogen, testosterol. Ngoài ra, phụ nữ nên tăng cường thực phẩm giàu estrogen như đậu nành, súp lơ xanh, bơ, hạt mè…

  • Do thiếu canxi: Bổ sung canxi thông qua sản phẩm hỗ trợ và thực phẩm như tôm, cua, cá mòi, phô mai, sữa, đậu đỗ, các loại hạt… Trẻ nhỏ nên tắm nắng kết hợp bổ sung vitamin D3 để giúp hấp thu canxi tốt hơn.

  • Do bệnh tim mạch: Phải dùng thuốc trong thời gian dài, một số thuốc thông dụng là thuốc giãn mạch, thuốc hạ mỡ máu, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống đông máu, thuốc trợ tim…

  • Do bệnh ung thư: Dùng thuốc ức chế khối u, hóa trị, xạ trị, phẫu thuật để tiêu diệt tế bào ung thư và làm chậm tiến triển của bệnh.

Điều trị mồ hôi đêm bằng thảo dược

Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ là những vị thuốc đầu bảng được y học cổ truyền đánh giá cao trong điều trị mồ hôi đêm. Các vị thuốc này có tác dụng ổn định hoạt động của hệ thần kinh thực vật (nguyên nhân chính gây đổ mồ hôi đêm), thu nhỏ lỗ chân lông và bổ sung dịch cho cơ thể, giúp tránh kiệt sức do mất nước và nhiễm lạnh khi đổ mồ hôi đêm nhiều.

Những phương pháp điều trị này đã được các nhà khoa học trên thế giới chứng minh thông qua nhiều công trình nghiên cứu. Tại Bệnh viện Nhi khoa Thượng Hải, việc sử dụng Hoàng kỳ đã cải thiện rõ rệt tình trạng đổ mồ hôi trộm, giảm lo âu, căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Dựa trên những kinh nghiệm đó, các nhà dược học tại Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam đã nghiên cứu kết hợp ba loại thảo dược Hoàng kỳ, Sơn thù du, Thiên môn đông trong viên uống hỗ trợ trị mồ hôi đêm – Hòa Hãn Linh.

Sản phẩm này đã nhận được đánh giá cao từ các chuyên gia như GS.TS Lê Đức Hinh, Nguyên Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam và GS.TS Hoàng Bảo Châu, Nguyên Viện trưởng Viện Y học cổ truyền Việt Nam. Đồng thời, Hòa Hãn Linh cũng được người bệnh phản hồi tích cực sau vài tháng sử dụng.

Nếu bạn đang bị đổ mồ hôi đêm, hãy thử áp dụng giải pháp của chúng tôi để giảm tiết mồ hôi hiệu quả và có cuộc sống thoải mái hơn. Để biết thêm thông tin về sản phẩm Hòa Hãn Linh, vui lòng liên hệ số 0987.45.49.48 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Xây dựng lối sống khoa học

  • Không uống rượu bia, trà đặc, cà phê, nước tăng lực… và không ăn đồ nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng trong vòng vài giờ trước khi ngủ.

  • Tránh căng thẳng, thư giãn tinh thần trước khi ngủ bằng cách nghe nhạc nhẹ, hít thở sâu, ngồi thiền, ngâm chân nước ấm…

  • Không thức khuya, tạo thói quen ngủ sớm trước 11 giờ đêm và cố gắng ngủ đủ 6 đến 8 tiếng mỗi ngày.

  • Bố trí phòng ngủ thông thoáng, mát mẻ, bật điều hòa hoặc quạt vào mùa hè để điều chỉnh nhiệt độ phòng.

  • Mặc quần áo ngủ thoải mái, ưu tiên chất liệu vải cotton hoặc lanh, lụa để thoáng mát và thấm hút mồ hôi. Nếu quần áo bị ướt mồ hôi, nên thay ngay và lau khô người, tránh mặc đồ ướt ngủ dễ bị cảm lạnh.

  • Chọn chăn gối, ga trải giường làm từ chất vải thấm hút mồ hôi, không đắp chăn mền quá dày và nên giặt thường xuyên để tránh bị ẩm mốc và mùi.

  • Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi và uống nhiều nước để cơ thể mát mẻ.

  • Kiểm soát cân nặng vì thừa cân, béo phì cũng là nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm.

Đổ mồ hôi đêm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu không được khắc phục sớm. Hãy chủ động khám và điều trị để tình trạng này không còn làm phiền giấc ngủ của bạn.

Dược sỹ Hồ Hà
Nguồn tham khảo: webmd.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *