Thuốc Trị Mồ Hôi Tay

Trên da có rất nhiều tuyến mồ hôi đóng vai trò điều nhiệt cho cơ thể. So với phần còn lại của cơ thể, lòng bàn tay và lòng bàn chân có nhiều tuyến mồ hôi dày đặc hơn. Tăng tiết mồ hôi ở bàn tay khá phổ biến và thường đi kèm tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn chân. Với những người mắc chứng ra mồ hôi tay chân nặng, họ có thể đổ mồ hôi tay chân bất kể thời tiết nóng hay lạnh, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và làm việc.

Theo các chuyên gia sức khỏe, chứng tăng tiết mồ hôi bàn tay chân là một bệnh lý di truyền và thường bắt đầu ở trẻ em và thanh thiếu niên cả nam lẫn nữ. Hiện tượng ra mồ hôi tay chân có thể kéo dài trong nhiều năm và thường tự giảm sau khi tròn 25 tuổi. Khi bị ra mồ hôi tay chân kéo dài, da dễ bị nhiễm nấm, mụn cóc, bong tróc, nứt nẻ,…

Để điều trị ra mồ hôi tay chân, cần căn cứ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và thường rất khó điều trị, phải căn cứ vào đáp ứng điều trị của từng cá nhân.

Các biện pháp điều trị

1. Sử dụng các sản phẩm chống ra mồ hôi tay chân

Có thể áp dụng các sản phẩm chống ra mồ hôi tay chân. Các sản phẩm này thường chứa thành phần chính là nhôm (10-30%). Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn bôi thuốc vào lòng bàn tay, bàn chân, băng kín lại và rửa sạch vào buổi sáng hôm sau. Nếu đáp ứng tốt, tình trạng ra mồ hôi được cải thiện, bạn nên tiếp tục duy trì bôi mỗi tuần một lần để kiểm soát tốt chứng ra mồ hôi.

2. Uống thuốc

Có thể uống các thuốc kháng cholinergic (glycopyrrolate, oxybutynin, propantheline…) hoặc thuốc chẹn beta (atenolol, metoprolol) để điều trị bệnh ra mồ hôi tay chân nặng, không đáp ứng với thuốc bôi.

3. Phẫu thuật

Nếu các phương pháp trên vẫn không hiệu quả, phẫu thuật có thể được áp dụng để chữa bệnh ra mồ hôi tay chân nặng. Tuy nhiên, việc điều trị phối hợp luôn mang lại kết quả tốt hơn so với việc sử dụng đơn thuần một phương pháp.

Lưu ý: Trước khi sử dụng bất kỳ biện pháp nào, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *