Mồ Hôi Nặng Mùi Là Bệnh Gì

Những ai đang gặp phải vấn đề mồ hôi nặng mùi cần hạn chế sử dụng các loại gia vị có mùi nồng như tỏi, ớt… – Ảnh minh họa

Theo bác sĩ Đoàn Hồng – Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, tuyến mồ hôi là loại tuyến ngoại tiết, có cấu trúc hình ống nhỏ, sản xuất và tiết mồ hôi lên bề mặt da bằng các ống dẫn. Chức năng quan trọng của tuyến mồ hôi là giúp cơ thể hạ nhiệt bằng cách tiết mồ hôi.

Vì sao cơ thể có mùi?

Cơ thể có hai loại tuyến mồ hôi chính là tuyến eccrine và tuyến apocrine. Tuyến eccrine bao phủ phần lớn cơ thể và mở trực tiếp trên bề mặt da. Khi cơ thể nóng lên, tuyến eccrine tiết ra mồ hôi để làm mát cơ thể. Các tuyến eccrine không gây ra mùi hôi, mà mùi hôi xuất hiện khi vi khuẩn trên da xâm nhập vào cơ thể.

Tuyến apocrine có ở những vùng có nhiều nang lông như bẹn và nách. Tuy nhiên, các tuyến apocrine không mở ra ngay trên bề mặt da, mà đi vào nang lông và sau đó mới mở ra trên bề mặt. Các tuyến apocrine hoạt động chủ yếu khi bị căng thẳng bằng cách tiết ra chất lỏng không mùi. Chất lỏng này sẽ bị vi khuẩn trên da làm mùi khi tiếp xúc.

Lý do giải thích tại sao khi dậy thì mọi người mới bắt đầu có mùi hôi cơ thể, còn trẻ nhỏ thì không có mùi hôi cơ thể là do tới tuổi dậy thì tuyến apocrine mới hoạt động.

Cơ chế chính gây ra mùi cơ thể là do vi khuẩn trên da chuyển hóa protein và đường trong mồ hôi tạo ra mùi khó chịu. Một số người có mùi cơ thể nặng hơn bình thường do di truyền, vệ sinh cá nhân và một số vấn đề liên quan đến tiêu hóa, chuyển hóa, bệnh gan, tiểu đường…

Bác sĩ Đoàn Hồng cho biết, thực phẩm có thể ảnh hưởng đến mùi cơ thể. Sau khi ăn, các chất trong hệ tiêu hóa sẽ phân hủy protein thành axit amin, chất béo thành axit béo và carbohydrate thành đường đơn như glucose, khiến cơ thể sinh nhiệt dẫn đến đổ mồ hôi. Từ đó, mồ hôi càng nhiều, cơ thể càng có mùi khó chịu.

Để giúp hạn chế mùi cơ thể, bác sĩ Đoàn Hồng đưa ra một số lưu ý sau:

Những thực phẩm giúp hạn chế mùi hôi cơ thể

  1. Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố diễn ra nhanh hơn. Do đó, mồ hôi tiết ra sẽ giảm bớt chất cặn bã độc tố và làm mùi giảm đi đáng kể.

  2. Ăn thực phẩm giàu canxi và magie: Canxi và magie trong các loại thực phẩm có khả năng ngăn ngừa ức chế mùi hôi tiết ra ở vùng nách. Bơ, phomai, các loại đậu, chuối… là những thực phẩm giàu canxi và magie bạn nên ăn thường xuyên.

  3. Ăn các loại trái cây tươi, nhiều vitamin và nước: Vitamin trong hoa quả tươi giúp tăng tốc độ bài tiết, hạn chế mùi hôi nách. Đặc biệt, trong dưa hấu chứa nhiều nước và các dưỡng chất cần thiết để cải thiện mùi hôi nách hơn so với các loại trái cây khác.

Những thực phẩm khiến mùi hôi cơ thể đậm đặc hơn

  1. Hạn chế ăn thực phẩm giàu chất đạm: Các thực phẩm giàu đạm sẽ làm tăng mồ hôi và gây ra mùi hôi nách. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn nhiều tôm, cua, cá, thịt bò, hải sản để giảm mùi hôi nách.

  2. Hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn như cà phê, rượu, bia… Các thức uống này có tính axit mạnh khiến quá trình tiết ra mồ hôi nhiều hơn, dẫn tới mùi cơ thể khó chịu.

  3. Hạn chế ăn các loại cải: Rau cải chứa nhiều chất sulfat, khi tiêu hóa chất này có thể gây ra các phản ứng hóa học trong cơ thể tạo ra mùi hôi nách.

  4. Hạn chế ăn các loại gia vị hay thức ăn cay như hành, tỏi, ớt: Những thực phẩm này mang theo mùi khó chịu vào cơ thể và theo tuyến mồ hôi tiết ra ngoài. Hạn chế ăn các loại thực phẩm này để giảm mùi hôi cơ thể.

Hành tỏi là các loại gia vị khiến mồ hôi nặng mùi hơn nhưng nhiều người yêu thích hai loại gia vị này và coi đó là thứ không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày. Việc ăn tỏi và hành ở mức độ nào sẽ được trình bày ở bài viết sau đây.

Nguồn: Tuổi Trẻ Online.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *